Để giảm căng thẳng, thực hành thở sâu 5 phút khi tập thể dục. Trong khi tập thể dục hãy làm chậm hơi thở bằng cách đếm từ 1 đến 10 cho mỗi lần hít vào. Khi bạn thở ra sẽ thổi bay mọi lo lắng và những suy nghĩ tiêu cực. Ngay lập tức sau 5 phút bạn sẽ cảm thấy thư giãn.
3. Dành thời gian thư giãn.
Trong cuộc sống bận rộn, dù ở trong nhà hay ra đường đều có những thứ trách nhiệm bạn phải gánh vác. Giải pháp là tạo ra một khoảng thời gian thư giãn. Dành khoảng 20-30 phút nghỉ ngơi bằng cách không ngồi ngay vào máy tính khi vừa trở về nhà. Nghỉ ngơi trước khi bắt đầu nấu ăn hoặc dọn dẹp nhà cửa. Thay vào đó là những hoạt động nhẹ nhàng để giúp phục hồi năng lượng. Ví dụ như là nghe nhạc, tắm vòi hoa sen, hoặc đi bộ nhanh trong phòng. Những giây phút nghỉ ngơi như vậy sẽ là lá chắn giúp chống lại sự căng thẳng. Bạn sẽ thấy tâm trạng của mình được cải thiện, dồi dào sinh lực và sẽ sống hạnh phúc hơn cùng với gia đình thân yêu.
4. Tránh xa các thiết bị công nghệ.
Bộ não cũng giống như một chiếc máy tính, chỉ có thể xử lý một lượng thông tin nhất định trong 1 thời điểm nào đó. Nếu quá tải, bộ não sẽ căng thẳng. Để đánh giá sự quá tải này, hãy kiểm tra tất cả thông tin bạn tiếp nhận trong một ngày. Bạn có phải xem tin tức trên tivi, đọc báo trên Internet và nghe thông tin trong lúc đi làm không?
Thông tin quá tải đặc biệt có hại đến cuộc sống bởi vì chúng tạo nên sự căng thẳng, gây bệnh huyết áp cao và bệnh tim. Hãy thử tránh xa cac thiết bị công nghệ 1 ngày hay ít nhất là nửa ngày bằng cách tắt tivi, hạn chế mở email và để điện thoại ở chế độ im lặng.
Hi vọng những mẹo trên đây có thể giúp bạn sống lâu, sống mạnh khỏe và hạnh phúc.